Sự phát triển của các trẻ sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Từ khi đứa bé đầu tiên trên thế giới từ thụ tinh trong ống nghiệm ra đời vào năm 1978 đến nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển, đặc biệt là với sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đã mang lại cơ hội làm cha mẹ cho hàng trăm ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn-vô sinh.
Thống kê ở nhiều nước trên thế giới cho thấy số trẻ sinh ra từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng tăng. Ngay từ năm 1996, người ta đã ghi nhận có khoảng 1,5% trẻ sinh hàng năm là từ các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Tại các nước như Thụy điển, Pháp, Đức…, khoảng 5% số trẻ sinh ra hàng năm là từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Con số này, theo ước tính sẽ có khuynh hướng tăng dần trong những năm tới do sự thay đổi về dân số như tuổi người mẹ ngày càng tăng và sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng như các kỹ thuật có liên quan.
Riêng tại Việt nam, chỉ không đầy 4 tháng nữa là đứa bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật TTTON tròn 5 tuổi. Từ khi kỹ thuật TTTON được bệnh viện Từ Dũ triển khai lần đầu tiên tại Việt nam đến nay, số trẻ sống sinh ra từ các kỹ thuật này đã xấp xỉ con số 1000. Tuy nhiên, số trẻ sinh ra ngày càng tăng từ những chu kỳ có áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng làm gia tăng mối quan ngại về sự phát triển của chúng. Đây là mối bận tâm không chỉ của các bậc làm cha mẹ mà còn là của những nhà khoa học khi thực hiện và phổ biến các kỹ thuật này.
Tuy vẫn còn một số hạn chế về thiết kế nghiên cứu, đặc biệt là cỡ mẫu không đủ lớn, hay không loại trừ được một số yếu tố gây nhiễu, những nghiên cứu trên thế giới cũng đã bước đầu cung cấp một số thông tin có ích. Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu đều cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa những trẻ sinh ra từ TTTON so với dân số bình thường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ kỹ thuật TTTON thường có cân nặng lúc sinh nhẹ hơn so với dân số bình thường. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là đa số các trường hợp trẻ nhẹ cân khi sinh đều từ các thai kỳ đa thai. Do đó, việc kiểm soát tình trạng đa thai là một điều rất quan trọng trong điều trị vô sinh.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm khảo sát tần suất các dị tật bẩm sinh của những trẻ sinh ra từ TTTON. Trong một nghiên cứu gần đây nhất, được xem là một nghiên cứu trên số lượng trẻ cao nhất từ trước đến nay (4224 trẻ) thực hiện tại Netherland, các tác giả cho thấy sau khi loại trừ các yếu tố gây nhiễu, nguy cơ tương đối để bị bất thường bẩm sinh cho trẻ là 1.03 so với dân số bình thường. Tuy nhiên, sự gia tăng này có thể do sự khác biệt về một số đặc điểm của người mẹ như tuổi, tình trạng bệnh…, không liên quan đến kỹ thuật TTTON. Hơn nữa, sự gia tăng, nếu có, có thể là gia tăng giả tạo, do những trẻ sinh ra từ các chu kỳ hỗ trợ sinh sản thường được theo dõi sát sao hơn so với trẻ trong dân số bình thường. Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh là 1-2%, tỷ lệ này tương tự nhóm trẻ sinh ra từ các chu kỳ tự nhiên. Do đó, hiện nay, đa số các tác giả đều thống nhất rằng không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Cần ghi nhận một điểm rằng ngay những trẻ được sinh ra từ những chu kỳ tự nhiên vẫn có một nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh, tỷ lệ này thay đổi trong khoảng 2-4%.
Ngoài các bất thường bẩm sinh, sự phát triển về tâm sinh lý cũng như thể chất của trẻ cũng là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Cho đến hiện nay, đa số các nghiên cứu đều tập trung khảo sát sự phát triển của trẻ trong những năm đầu tiên, đặc biệt là trong nhóm tuổi 1-5, chỉ một số ít nghiên cứu khảo sát trẻ 5 tuổi và trẻ tuổi dậy thì. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy các trẻ sinh ra từ các kỹ thuật TTTON đều phát triển bình thường, cả về thể chất lẫn tâm thần và vận động.
Tại bệnh viện BNH, chúng tôi hiện đang tiến hành một nghiên cứu nhằm khảo sát sự phát triển về thể chất, tâm thần và vận động của những trẻ được sinh ra từ các chu kỳ TTTON và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI). Các số liệu thu thập bước đầu cho thấy kết quả tương đối khả quan.
Như vậy, cho đến hiện nay, các số liệu cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ sinh ra từ các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không có sự khác biệt với nhóm trẻ sinh bình thường, khi so sánh về tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tử vong chu sinh cũng như sự phát triển về tâm thần, thể chất và vận động. Sự phát triển của nhóm trẻ này chắc chắn còn cần những nghiên cứu lâu dài và sâu rộng hơn, tuy nhiên, với những kết quả hiện nay, chúng ta có thể phần nào yên tâm trong việc triển khai các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng rộng hơn.
🙆♀️ Phương pháp Cấy Túi Phôi - Blastocyst Culture và Micro Array kiểm tra toàn diện 24 cặp NST giúp lựa chọn giới tính chính xác đồng thời loại bỏ dị tật bất thường cho thai nhi, chuẩn đoán di truyền loại bỏ nguy cơ bệnh di truyền từ bố mẹ cho con.
Mọi chi tiết liên quan đến đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh, giá cả dịch vụ tại bệnh viện xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng tư vấn thông tin tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
- 👨⚕️👩⚕️👨⚕️ Liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:
☎️☎️ Mobile: 0918.175.475
🏥🏪 Địa chỉ:Văn phòng tại Hà Nội: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Số 19A Cộng Hoà P12 Quận Tân Bình
#sinhcontheoýmuốn #sinhcontheoymuon #cáchđẻcontrai #cachsinhcontrai #cáchsinhcongáinhưý #sinhcontraitheoýmuốn #sinhcontraitheoymuon #sànlọcnhiễmsắcthể #loạibỏbấtthườngNST #singlemom #hotmom #mẹđơnthân #sinhconkhoẻmạnh
#HIV #tảilượng #CD4 #CD8 #sinhconkhoẻmạnh #sinhconantoàn#conkhônglâynhiễm #nuôiconkhoẻ #dạyconngoan #piyavate#piyavatehospital #lựachọngiớitínhthainhi #bệnhviệnlựachọngiớitínhcủatháilan
#IVF #vôsinhhiếmmuộn #điềutrịhiếmmuộn #sinhcontheoýmuốn#sinhcontraitheoýmuốn #sinhcongáitheoýmuốn #sinhconkhoemanh #luachongioitinh #sinhconnhuy #HIVvancocon #HIVsinhconkhoemanh #HIVsinhconkolaynhiem
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét