Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

TÁC DỤNG CỦA QUẢ DỨA ĐỐI VỚI BÀ BẦU

TÁC DỤNG CỦA QUẢ DỨA ĐỐI VỚI BÀ BẦU

Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.


Lợi ích của quả dứa


Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).

Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Dứa cũng an toàn với phụ nữ đang cho con bú.


Bà bầu có thể bị dị ứng dứa

Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.


Quả dứa với sức khỏe bà bầu

Dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, nên khiến cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn .Tuy nhiên, nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương lại nên hạn chế ăn dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù
Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Bà bầu không nhất thiết phải kiêng dứa mà nên ăn với lượng hợp lý.
Bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở… Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa thì sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
 Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

Mẹ bầu trị nám nhờ dứa
Cách này sẽ giúp các mẹ bầu có làn da sáng đẹp ngay cả khi bầu bí.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, ăn dứa khi mang thai sẽ gây nóng trong, có thể bị hỏng thai. Thậm chí mẹ ăn dứa thì em bé sau này sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt... Đó là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Theo mình tìm hiểu, quả dứa rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng vitamin A, C, mangan, kali, magie... cao, giúp bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa gây ra những cơn stress. Hơn nữa, chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm sưng phù. Vì thế bà bầu hoàn có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn dứa, chỉ không nên ăn nhiều khi chưa tới ngày dự sinh thôi.
Trong suốt thai kì, mình vẫn thường xuyên sử dụng dứa. Nhưng không phải để ăn mà là làm đẹp! Vì theo các chuyên gia, thai phụ không nên ăn nhiều dứa, nên nếu thèm mình chỉ ăn một chút thôi. Phần dứa còn lại mình dùng làm "mĩ phẩm", tức là để đắp mặt cho da tươi sáng.
Chả là từ khi có bầu, mặt mình tự nhiên nổi lên đầy những vết nám, nhìn rất khó coi. Ban đầu, mình không biết dứa có thể khắc phục tình trạng này. Mình vô tình phát hiện ra điều đó khi đem đổ bỏ phần dứa ăn thừa (mỗi lần bổ mình chỉ dám ăn một miếng nhỏ thôi). Thấy hơi lãng phí, mình lên mạng tìm xem còn có thể làm gì với chúng không. Kết quả là mình phát hiện ra một công dụng tuyệt vời: trị nám!
Mẹ bầu trị nám nhờ dứa - 1

Dứa đánh bay vết nám và giúp da mịn màng, tươi sáng. (Ảnh minh họa)
Là phương pháp trị nám tự nhiên hữu hiệu và an toàn, vì axit bromatic trong loại quả này có khả năng lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, làm cho da mịn và trắng hơn. Mỗi tuần, mình chỉ cần đắp mặt nạ một lần. Đem gọt sạch vỏ dứa, cắt mắt rồi thái miếng và ép lấy nước. Dùng một chiếc mặt nạ giấy đặt lên mặt, bôi nước cốt dứa lên (bạn tránh bôi vào phần mắt nhé, vùng da này nhạy cảm nên dễ bị kích ứng). Nếu không có mặt nạ giấy thì bạn chỉ cần bôi nước dứa ép lên mặt là được. Sau đó nằm nghỉ ngơi, thư giãn chừng 15 phút. Cuối cùng là rửa mặt thật sạch thôi. Cách này nghe có vẻ đơn giản nhưng có hiệu quả bất ngờ! Chỉ cần làm như vậy thôi mà da mặt mình không còn những vết nám đáng ghét nữa. Thậm chí sáng và mịn màng vô cùng.
Chắc có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thâm nám trong thai kì đúng không? Vậy bây giờ mọi người đừng lo nhé! Mỗi tuần chỉ cần mua một trái dứa thật ngon, sau đó ăn một miếng nhỏ, vừa tốt vừa đỡ thèm. Phần còn lại bạn ép nước làm "mĩ phẩm" trị nám. Thật tiện phải không nào?
Bạn cũng lưu ý, sau khi đắp mặt nạ này nên bảo vệ da cẩn thận. Ra ngoài đường nhớ che chắn để khỏi bắt nắng nhé. Ngoài ra, để làn da thật đẹp, mẹ bầu đừng ăn nhiều đồ nóng. Nên hạn chế thức khuya, xem TV hoặc ngồi máy tính quá lâu. Vì như thế sẽ khiến bạn bị nổi mụn đấy!

Mách mẹ bầu ăn hoa quả đúng cách

Hoa quả giống như rau tươi, là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành đại não ở thai nhi. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ lại là một vấn đề khiến không ít phụ nữ băn khoăn.
Một trong những suy nghĩ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai là tâm lý phải ăn nhiều "vì cả hai mẹ con", thậm chí không ít ngưòi lầm tưởng rằng khi mang thai có thể tăng cân thoải mái. Nhất là việc ăn hoa quả. Họ luôn cho rằng hoa quả rất lành, ăn càng nhiều thì càng tốt, nên ăn vô tội vạ, mà không biết rằng ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể và thậm chí là cả thai nhi.
Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến  phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn,  lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.

Với phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình
hình thành đại não ở thai nhi. (ảnh minh họa)
Hơn nữa, có không ít phụ nữ còn mù quáng dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học.  Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá. Vì lượng chất dinh dưỡng protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.
Vậy bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào?
- Mỗi ngày, lượng hoa quả bổ sung không quá 200g, cố gắng chọn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp.
- Nên ăn vào khoảng thời gian giữa bữa chính và bữa phụ.
- Chú ý vệ sinh khi ăn uống.
Chọn loại hoa quả nào để ăn?
1. Chọn trái cây hữu cơ
Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.
2. Trái cây nhiều vitamin C
Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.

Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé 
hấp thụ đầy đủ chất sắt. (ảnh minh họa)
Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.
3. Trái cây giàu axit folic
Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.
Axit folic có nhiều trong một số  loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn. Đậu Hà Lan và các loại đậu khác cũng rất giàu axit folic.
4. Nên ăn nhiều táo và chuối
Chúng ta đều biết rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng theo lời khuyên của các nhà khoa học, chị em bầu nên ăn nhiều táo và chuối hơn cả. Trong hai loại trái cây này rất giàu carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi – rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.
Lưu ý: đối với những phụ nữ thích ăn hoa quả, thì tốt nhất khi thai nhi từ 24-28 tuần nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét