Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Dị tật sứt môi hở hàm ếch: Mẹ bầu cần làm gì để trẻ tránh phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?

 

Dị tật sứt môi hở hàm ếch: Mẹ bầu cần làm gì để trẻ tránh phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?

Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi mặc dù là bẩm sinh nhưng phần nhiều nguyên nhân lại liên quan đến sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Bà bầu nên làm gì để phòng ngừa sau này trẻ phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?



Hãy chăm sóc tốt cho bạn trong thời kỳ mang thai để bé sinh ra có nụ cười rạng rỡ

Dị tật sứt môi hở hàm ếch là gì?

Dị tật sứt môi hở hàm ếch là một loại dị dạng phần mặt bẩm sinh khá phổ biến ở thai nhi. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận xương và phôi thai không thể phát triển bình thường. Đặc điểm chủ yếu là môi bị “phân tách” ra, có thể là cùng một bên hoặc cả hai bên, có thể là môi phân tách một phần hoặc hoàn toàn bị phân tách.

Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi xảy ra nhiều vào giai đoạn nào?

Loại dị tật bẩm sinh ở thai nhi này thường xảy ra vào đầu thai kỳ, thậm chí sự dị biến ở nhiễm sắc thể và gen còn có thể diễn ra trước khi người mẹ mang thai, do một số vật chất di truyền xuất hiện khác thường gây ra, trường hợp này rất nghiêm trọng nhưng cũng hiếm gặp. Đây cũng là lý do các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh con.

Nguyên nhân nào gây dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi?

1. Di truyền



Một số ít thai nhi bị dị tật sứt môi hở hàm ếch là có liên quan đến di truyền. Đặc biệt, nếu người thân trực hệ có bị dị tật này thì tỷ lệ đời sau cũng bị chiếm khoảng 4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát sinh ở phôi thai đầu tiên là khoảng 1/600, nếu phôi thai thứ nhất bị thì tỷ lệ này ở phôi thai thứ hai là 3/100.

2. Thiếu hụt dinh dưỡng

Các nguyên tố vi lượng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với quá trình mang thai của phụ nữ. Nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt một hay một số nguyên tố vi lượng nào đó, chẳng hạn đầu thai kỳ bà bầu thường bị thiếu canxi, phốt pho, sắt… cũng làm tăng nguy cơ dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi. Mặc dù vậy, nhưng nếu nguyên tố vi lượng quá dư thừa lại có thể xảy ra đột biến, ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.

So với bà bầu khỏe mạnh, những người có tiểu sử dị dạng phôi thai, bao gồm cả sứt môi hở hàm ếch thường có hàm lượng kẽm trong huyết thanh khá thấp. Ngoài ra còn có nghiên cứu phân tích chất dinh dưỡng trong huyết tương của các thai phụ, bao gồm protein, lipit, glucose, cholesterol, canxi, đồng, sắt, magiê, kẽm…

Kết quả phát hiện hàm lượng kẽm trong máu người mẹ quả thực có liên quan đến khả năng phát sinh sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi. Không những vậy, khi cơ thể người mẹ thiếu vitamin như vitamin A, B2 và các axit amin thì tỷ lệ thai nhi bị dị dạng cũng tăng cao hơn hẳn.



3. Bệnh viêm nhiễm

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm các bệnh cảm cúm, viêm gan, rubella… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi. Nghiên cứu lâm sàng phát hiện có khoảng hơn 10 chủng loại vi khuẩn, virus có khả năng gây dị tật thai nhi. Đây cũng là lý do tăng nguy cơ sứt môi hở hàm ếch.

4. Ảnh hưởng của nội tiết

Ở đầu thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm bệnh và phải dùng hormone điều trị thì trẻ sinh ra dễ mắc những dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, những tháng đầu khi mang thai nếu bà bầu bị kích thích thần kinh hoặc ngoại thương cũng làm tăng hormone tiết ra ở tuyến thượng thận, dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị dạng ngay trong bụng mẹ.

5. Bà bầu dùng thuốc khi mang thai

Mẹ bầu sử dụng thuốc trong thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ thai nhi bị dị tật đạt đến 122%, trong khi người không dùng thuốc thì con số này chỉ khoảng 24%. Đa số các loại thuốc khi vào cơ thể người mẹ đều có thể xâm nhập vào phôi thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và dẫn đến dị dạng, đặc biệt là thuốc trị động kinh, chống dị ứng, một số loại thuốc an thần và thuốc điều trị ung thư.

6. Thói quen nghiện thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy, nhiều thành phần trong khói thuốc lá có thể gây ra dị dạng bẩm sinh ở thai nhi, trong số đó có dị tật sứt môi hở hàm ếch, đặc biệt là thành phần nicotine vô cùng có hại. Nếu chất này tồn tại một thời gian dài trong cơ thể người mẹ thì tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi càng cao.

Nếu không phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch, bệnh này ảnh hưởng lớn thế nào đối với trẻ?

1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ



Cho dù trẻ sau khi sinh ra được phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch thì cũng khó tránh để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Nếu bố mẹ không có biện pháp hỗ trợ hợp lý sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý tự ti, khép kín, sợ giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.

2. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa và nhai nuốt thức ăn

Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình bú mẹ hoặc bú sữa bình, sữa dễ bị chảy ra ngoài, khiến bé thiếu dinh dưỡng hoặc dễ bị sặc.

Ngoài ra, khi đến tuổi ăn dặm nếu không được chỉnh hình khuôn miệng, phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch thì khả năng nhai nuốt của trẻ cũng bị hạn chế lớn.

3. Phát âm bị trở ngại

Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch cũng khó phát âm chuẩn bởi vì không có được sự đóng mở hợp lý của môi, lưỡi cũng gặp trở ngại khi nói chuyện. Điều này có thể khiến trẻ khó chịu, thậm chí là sợ hãi hay tức giận, sinh ra những tâm lý tiêu cực về sau.

4. Trẻ dễ bị bệnh hơn

Mũi và miệng luôn liên quan với nhau. Khi chưa được phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch thì môi, miệng của trẻ không phát triển hoàn chỉnh. Lúc này, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ càng cao, điển hình như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa…

Mẹ bầu cần làm gì để hạn chế nguy cơ con phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?

1. Cân bằng dinh dưỡng

Cơ thể mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho thai nhi trong bụng, vì vậy chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế thành phần đường, muối và các thực phẩm đóng hộp.

Khi mẹ bị thiếu vitamin B, axit folic thì thai nhi càng dễ xảy ra dị dạng bẩm sinh. Tuy nhiên cũng cần nhớ nếu vitamin A quá dư thừa cũng làm tăng nguy cơ sứt môi hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung hợp lý sắt, kẽm, canxi.

Theo tiêu chuẩn FDA của Mỹ, mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung khoảng 0,8mg axit folic, trong 3 tháng đầu thai kỳ thì con số này khoảng 0,4mg, để phòng ngừa dị tật các dây thần kinh ở phôi thai. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng thuốc thì cần theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó nên kết hợp thực phẩm như cải bó xôi, cà chua, cam quýt, dâu tây, gan động vật, thịt gia súc, trứng.

2. Tạo thói quen thư giãn, giải tỏa căng thẳng

Trong suốt thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai thì mẹ vẫn nên học cách giải tỏa áp lực, có thể làm những việc yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, tán gẫu với bạn bè để tiêu trừ các cảm xúc tiêu cực.

Sức khỏe tinh thần của người mẹ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

3. Không tắm lâu trong nước nóng

Nghiên cứu phát hiện, mẹ bầu mỗi ngày nếu ngâm mình trong nước nóng quá 15 phút sẽ gây hại cho thần kinh trung khi của thai nhi, nếu tắm hơn 40-60 phút thì tỷ lệ dị tật thai nhi tăng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước tắm cũng không nên quá cao để tránh tác động lên nhiễm sắc thể, dễ gây biến dị.


Nguy cơ dị tật thai nhi do thói quen xấu của mẹTrong thời gian thai nghén, những tác động từ mẹ bầu như thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ có ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Đặc biệt, theo các chuyên gia, dị tật thai nhi có nguy cơ tăng cao nếu mẹ bầu mắc những lỗi sau. Tham khảo để biết cách phòng ngừa và bảo vệ con yêu tốt nhất, mẹ bầu nhé!

4. Cai thuốc lá và phòng ngừa bệnh tật

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo 3 tháng trước khi mang thai, phụ nữ nên cai hoàn toàn thuốc lá để giảm bớt các hóa chất có hại.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng nên thận trọng trong mọi sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi, đồng thời cần vận động hợp lý để tăng sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh. Nếu thật sự phải điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trước khi có kế hoạch sinh con, cả hai vợ chồng đều nên tiến hành khám sức khỏe để chẩn đoán bệnh, kịp thời điều trị để loại bỏ các tác nhân có thể gây ra dị tật cho thai nhi.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ cũng phải thực hiện đầy đủ các loại kiểm tra, xét nghiệm sản khoa để đảm bảo bản thân và em bé luôn khỏe mạnh.

Hành trình điều trị cho trẻ bị hở hàm ếch

1. Chuẩn bị sức khỏe để phẫu thuật

Do vấn đề tâm lý, gia đình muốn phẫu thuật cho trẻ ngay sau sinh. Tuy nhiên, trẻ cần thời gian để bổ sung dinh dưỡng và thích nghi với môi trường mới lạ.

Thông qua việc vận động môi như bú sữa, lượng cơ vòng môi sẽ gia tăng và phát triển đầy đủ giúp cho việc phẫu thuật được dễ dàng.

Thời gian đủ cũng sẽ an toàn hơn cho quá trình gây mê, theo dõi sau mổ và chỉnh hình trước phẫu thuật giúp phục hồi sự biến dạng của mũi và xương hàm trên.

Thông thường trẻ đạt 3-4 tháng và cân nặng trên 6kg có thể thực hiện phẫu thuật.

Về dinh dưỡng: Các trường hợp nhẹ trẻ có thể bú mẹ. Trường hợp trẻ bị chẻ vòm hầu sâu (hở ở thành trên và sau họng) khi bú dễ bị sặc hay trào lên mũi, khó nuốt có thể cho trẻ dùng bình sữa chuyên dụng, bằng thìa hoặc theo ống thông vào dạ dày.

Trong 1 tuần đầu, bạn có thể cho bé bú theo bảng sau (mỗi ngày cho bé bú từ 10-12 bữa):

Cân nặngNgày 1234567
< 3.200g70ml140210280350420490
>3.200g80160240320400480560

Đây là số lượng sữa lý tưởng giúp bé tăng cân để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Sau đó bạn nên gặp bác sĩ dinh dưỡng nhi để được tư vấn lượng sữa phù hợp.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bố mẹ cần đảm bảo chăm sóc trẻ trong một điều kiện tốt nhất như: giữ vệ sinh da mắt rốn, bình sữa và dụng cụ hút sữa, giữ ấm, tiêm phòng và đặc biệt tránh các môi trường lây nhiễm.

2. Chỉnh hình trước phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bé sẽ được bác sĩ răng hàm mặt điều trị chỉnh hình trước phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Khe hở môi, vòm miệng toàn bộ rộng
  • Mấu tiền hàm nhô ra trước (với khe hở môi vòm 2 bên)
  • Cánh mũi, trụ mũi xẹp, biến dạng nhiều
  • Bé bú được ít và hay sặc trớ
  • Lưỡi của trẻ luôn đưa vào trong khe hở

Với những trường hợp này, bác sĩ cũng sẽ làm cho bé một khí cụ chuyên biệt vừa khít với miệng và được cố định nhờ sự ôm khít với vòm miệng cứng, ngách tiền đình và các băng dính dán 2 bên má.

Khí cụ này có vai trò giúp bé:

  • Bú mút dễ dàng do tạo áp lực âm trong khoang miệng, giảm sự sặc sữa
  • Thu hẹp độ rộng của khe hở môi, khe hở cung hàm, khe hở vòm từ 20-35%
  • Chỉnh hình nâng cao, làm tròn cánh mũi, dựng thẳng trụ mũi
  • Ngăn lưỡi không chui vào khe hở, không làm khe hở rộng thêm
  • Kéo dài phần môi bị ngắn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phẫu thuật…

3. Phẫu thuật khe hở môi

Sau khi phẫu thuật, bạn cần chăm sóc con cẩn thận theo các bước sau:

  • Rửa sạch vết mổ hàng ngày
  • Tránh mọi va đập và tránh tay bé cào xước lên vết mổ
  • Nếu có viêm mũi, chảy máu cần điều trị ngay không để nước mũi làm nhiễm trùng vết mổ
  • Ăn sữa đút thìa. Sau 2 tuần có thể bú bình chuyên dụng như trước mổ và hạn chế đi nắng trong năm đầu.

4. Phẫu thuật khe hở vòm miệng

Mổ sớm có lợi cho trẻ về mặt ngôn ngữ nhưng mổ muộn có lợi về mặt phát triển xương hàm. Phẫu thuật ở thời kỳ 18-24 tháng vẫn gây ức chế sự phát triển của xương hàm trên nên sau mổ cần thăm khám định kỳ để có điều trị thích hợp.

Tiêu chuẩn an toàn để thực hiện phẫu thuật khe hở vòm miệng là khi trẻ ở tháng 18-24 và đạt 10kg. Tốt nhất là trước thời kỳ tập nói.

Đối với khe hở vòm mềm, ca phẫu thuật có thể được thực hiện khi trẻ được 12 tháng.

Chăm sóc sau mổ theo các bước sau:

  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm như: sữa, cháo xay… hoàn toàn trong 2 tuần đầu sau mổ.
  • Sau khi ăn, cho bé uống nước đun sôi để nguội. Nếu bé biết xúc miệng, hãy khuyến khích xúc miệng.
  • Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và xương hàm trên sau mổ.
  • Huấn luyện cho trẻ thổi ống khi trẻ 2 tuổi để tăng cường chức năng cơ căng màn hầu, cơ hàm hầu.

5. Thời kỳ điều trị ngôn ngữ

Đa số trẻ bị khe hở môi vòm miệng đều có rối loạn ngôn ngữ: nói ngọng, giọng mũi hở… Do đó trẻ cần được khám và điều trị ngôn ngữ

Thời điểm bắt đầu tùy vào sự phát triển của từng trẻ nhưng thường khoảng 4 tuổi.

6. Thời kỳ tiền học đường (2-6 tuổi)

Ở thời kỳ này, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như: sâu răng, cung răng lệch lạc, méo mó, bất thường ngôn ngữ và rối loạn tâm lý do bị bạn trêu chọc…

Đối mặt với từng vấn đề, bạn cần giải quyết như sau:

  • Chăm sóc răng miệng để giúp con ăn nhai tốt đồng thời hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.
  • Điều trị phát âm bằng cách luyện thổi ống. Phương pháp này cần sự thăm khám và hướng dẫn của chuyên gia ngôn ngữ.
  • Điều trị viêm VA, viêm tai giữa.
  • Điều trị chỉnh hình răng và xương hàm.

7. Thời kỳ học đường (từ 6-18 tuổi)

Ở thời kỳ này, bạn cần tích cực theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ về răng miệng cũng như tiếp tục chỉnh hình cung răng và xương hàm, ghép xương ổ răng (từ giai đoạn 8-12 tuổi) đi kèm với điều trị tâm lý.

8. Thời kỳ trên 18 tuổi

Phẫu thuật chỉnh sửa cách mũi hoặc sửa sẹo xấu môi nếu có.

Phẫu thuật cắt đẩy xương hai hàm với các trường hợp không được chỉnh hỉnh cung răng và xương hàm giai đoạn trên. Phẫu thuật giãn xương hàm nếu khe hở cung hàm quá lớn.

Nguồn sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét