Lần đầu tiên mang thai, có thể bạn sẽ cảm thấy hoang mang bởi kinh nghiệm được truyền lại từ những người đi trước. Dù có bao nhiêu lời khuyên đi chăng nữa, bạn nên chắc chắn mình thực hiện đủ 9 chú ý sau đây.
1/ Tiêm phòng cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Nguyên nhân là những biến chứng cảm cúm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn mang thai. Thậm chí, nó có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai có thêm các bệnh như hen suyễn hay tiểu đường, nếu bị cúm sẽ có nguy cơ biến chứng cao gấp 3-4 lần so với thông thường.
Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, bạn nên tiêm phòng cúm để tránh những triệu chứng cảm cúm thông thường như hắt hơi, sổ mũi… Bạn nên tiêm phòng cúm hằng năm, vì những virut cúm có những đột biến khác nhau theo mỗi mùa.Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Nguyên nhân là những biến chứng cảm cúm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn mang thai. Thậm chí, nó có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai có thêm các bệnh như hen suyễn hay tiểu đường, nếu bị cúm sẽ có nguy cơ biến chứng cao gấp 3-4 lần so với thông thường.
2/ Vệ sinh ăn uống
Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra và có các triệu chứng tương đối giống bệnh cúm. Đây là loại ký sinh trùng phổ biến nhất thế giới và chúng hầu như không gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng đối với người bình thường. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu và thai nhi, Toxoplasmosis sẽ để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng như thai chết lưu, sinh non, sảy thai… Nếu thai nhi được sinh ra, vẫn có khả năng gặp các biến chứng như nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa hay chậm phát triển thần kinh….
Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên ăn chín uống sôi. Tốt nhất, khi chế biến các thực phẩm sống, bạn nên mang bao tay để bảo đảm an toàn, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra và có các triệu chứng tương đối giống bệnh cúm. Đây là loại ký sinh trùng phổ biến nhất thế giới và chúng hầu như không gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng đối với người bình thường. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu và thai nhi, Toxoplasmosis sẽ để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng như thai chết lưu, sinh non, sảy thai… Nếu thai nhi được sinh ra, vẫn có khả năng gặp các biến chứng như nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa hay chậm phát triển thần kinh….
Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên ăn chín uống sôi. Tốt nhất, khi chế biến các thực phẩm sống, bạn nên mang bao tay để bảo đảm an toàn, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra và có các triệu chứng tương đối giống bệnh cúm. Đây là loại ký sinh trùng phổ biến nhất thế giới và chúng hầu như không gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng đối với người bình thường. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu và thai nhi, Toxoplasmosis sẽ để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng như thai chết lưu, sinh non, sảy thai… Nếu thai nhi được sinh ra, vẫn có khả năng gặp các biến chứng như nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa hay chậm phát triển thần kinh….
3/ Vật nuôi
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn không nên nuôi thú cưng trong khi mang thai. Tuy nhiên, nếu đã lỡ sở hữu một bé đầy lông lá, mẹ bầu nên cẩn thận những điều sau:
– Không nên cho thú cưng ăn thức ăn chưa chín kỹ vì như vậy chúng có thể bị nhiễm ký sinh trùng và truyền sang cho bạn.
– Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc, vuốt ve với vật nuôi. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi vuốt ve chúng.
– Diệt giun, sán cho vật nuôi để hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
4/ Không ăn cho hai người
Ăn quá nhiều có thể làm bạn tăng cân nhanh chóng và gây ra những tác động xấu với bạn và thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé cưng trong bụng, bạn chỉ cần “nạp” thêm cho cơ thể 300 calo mỗi ngày, tương đương khoảng 2-3 bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý ăn đa dạng thức ăn trong mỗi bữa.
5/ Hạn chế dùng điện thoại
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ đại học Yale của Mỹ, bức xạ từ điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến não bộ thai nhi và gây những rối loạn hành vi khi bé lớn lên. Vậy nên, khi mang thai, bạn nên để điện thoại cách mình xa xa một chút nhé!
6/ Chú ý đến trầm cảm
Khoảng 40% phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm và phải điều trị bằng thuốc để ổn định cảm xúc của mình. Nếu cảm thấy mất kiểm soát trong thai kỳ, bạn nên đi kiểm tra. Trầm cảm khi mang thai có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
7/ Chọn quần áo phù hợp
Bạn nên chọn quần áo nhẹ nhàng, thoải mái và hút mồ hôi tốt để da luôn được thông thoáng. Mẹ bầu cũng nên chọn cho mình một đôi giày thoải mái. Nên chọn giày lớn hơn từ một đến hai số vì khi mang thai, chân bạn có xu hướng lớn hơn bình thường.
8/ Trang điểm và làm đẹp khi mang thai
Khi mang thai, da bạn trở nên vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, bạn không nên trang điểm đậm hoặc chỉ nên trang điểm đơn giản thôi nhé! Bạn cũng nên hạn chế mỹ phẩm hoặc sản phẩm dưỡng da có chứa Retinol vì có thể gây ra trường hợp sinh bất thường. Thay vào đó, mẹ có thể chọn sản phẩm có chứa vitamin C. Chúng cũng sẽ mang lại tác dụng tương tự.
9/ Tập thể dục
Tập thể dục là điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp bạn có một thai kỳ hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn nên xem xét tình trạng sức khỏe của mình để có những bài tập phù hợp. Một số trường hợp, bạn cần sự cho phép của bác sĩ nếu muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào trong thai kỳ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tập thể dục với cường độ 7 giờ/ tuần có thể làm bạn gặp nguy hiểm cao hơn 3,5 lần so với các mẹ bầu khác. Vậy nên, dù tốt nhưng bạn cũng nên tập có giới hạn thôi nhé!
Nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét