Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của mẹ bầu đến thai nhi. Theo đó, những gì mẹ ăn trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé và thậm chí ngay cả tính cách, thói quen của mẹ bầu cũng có thể di truyền sang con.
Chính vì vậy các chuyên gia luôn khuyên cần có chế độ ăn uống khoa học khi mang thai, có lối sống lành mạnh để thai nhi có thể phát triển tốt nhất cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyên mẹ bầu nên từ bỏ những thói xấu trong suốt thai kỳ vì nó vô tình có thể khiến con bạn kém phát triển, thậm chí còn di truyền sang con.
Thức khuya
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn.
Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.
Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
Lười ăn uống
Rất nhiều mẹ bầu mắc chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ nên thường có cảm giác chán ăn, lười ăn hoặc chỉ ăn một vài món mình thích. Điều này không hề tốt nhé. Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Hơn thế nữa, chế độ ăn “khiêm tốn” của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Nếu mẹ chỉ ăn một vài món yêu thích thì sau này khi chào đời, bé cũng chỉ ăn được những món đó thôi.
Từ sau 3 tháng, tình trạng ốm nghén cũng thuyên giảm dần thì mẹ bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ tuyệt đối không nên chỉ ưu tiên những thực phẩm mình thích mà bỏ qua những món ăn giàu dưỡng chất khác. Điều này không tốt với sự hình thành sở thích ăn uống của bé chút nào.
Căng thẳng, hay cáu gắt
Chúng ta đều biết rằng tính cách của thai nhi bị ảnh hưởng rất lớn từ tính cách và tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
Một ví dụ điển hình nếu mẹ bầu thường xuyên ủ rũ, chán nản hay buồn bã thì đữa trẻ sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười và cũng buồn như mẹ.
Việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết. Mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống, đồng thời nên chăm chỉ tập luyện thể thao. Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập những môn thể thao mình yêu thích. Nếu mẹ thực sự cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tâm sự với người thân, bạn bè. Chị em bầu cũng có thể cải thiện tâm trạng bằng cách xem phim hài, đọc truyện cười hoặc làm những hoạt động mình yêu thích… sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.
Lười biếng
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường nghĩ rằng đây là thời gian mình cần được nghỉ ngơi nhiều và gia đình cũng ưu tiên hết mức. Vì vậy sản phụ thường không làm việc và chỉ nằm một chỗ. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và dễ sinh ra những đứa trẻ kém phát triển.
Thực tế, mẹ bầu và em bé có sự kết nối thông tin rất mật thiết. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Mẹ lười học tập, lao động sẽ sinh ra những em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não.
Hãy để bộ não của bạn làm việc cho dù bạn đang bầu bí vì như thế sẽ giúp não bộ của bé cũng được kích thích đấy. Mẹ hãy cứ đọc sách, nghe nhạc thậm chí là suy nghĩ về công việc để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của thai nhi.
Nguồn: eva.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét