Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

TOP những ngành nghề có nguy cơ cao gây vô sinh cho Nam và Nữ

TOP những ngành nghề có nguy cơ cao gây vô sinh cho Nam và Nữ

Nguyên nhân vô sinh hiện nay bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó, đặc thù một số ngành nghề có thể làm 
tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Hãy cùng tìm hiểu những ngành nghề có nguy cơ gây vô sinh cao cho 
Nam và Nữ cũng như cách ngăn chặn những nguy cơ này qua bài viết sau.

Nghề có môi trường nhiệt độ cao

Theo các chuyên gia, nam giới làm việc trong môi trường nhiệt độ cao có nguy cơ mắc phải hiếm muộn, 
vô sinh. Nguyên nhân là do tinh trùng cũng như quá trình sinh tinh ở tinh hoàn đặc biệt nhạy cảm với 
nhiệt độ, nhất là nhiệt độ cao. Khi cánh đàn ông phải liên tục tiếp xúc với nhiệt, vùng bìu sẽ bị nóng lên 
làm gián đoạn quá trình sản xuất tinh trùng và có thể gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới do tinh trùng 
yếu (xem thêm: yếu tinh trùng làm sao để có con) hay bị rối loạn cương dương(xem thêm: rối loạn cương 
dương có chữa khỏi được không)Thông thường những nơi có nhiệt độ ổn định tuyệt đối lớn hơn 28oC 
được gọi là nơi làm việc có nhiệt độ cao. Ví dụ những nơi sau:

·       Khu vực luyện, tinh chế gang như lò nung quặng, lò hở, lò xoay hoặc lò nung điện;


·       Khu vực hàn xì kim loại.


·       Khu vực nấu chảy quặng, thuỷ tinh, kim loại như thùng nấu, vạc nấu…


·       Khu vực đốt, nung thuỷ tinh, kim loại, quặng như lò luyện, lò phân huỷ;

·       Khu vực nung gốm, sứ;

·       Khu vực gia công vận chuyển, đổ khuôn, cán ép kim loại nóng chảy;

·       Khu vực tạo hình cho thuỷ tinh từ thuỷ tinh nóng chảy;

·       Khu vực gia công cao su.

Không chỉ có các nghề lao động phổ thông mà nhân viên văn phòng, những người thường ngồi lâu một chỗ, 
ít vận động cũng có nguy cơ bị vô sinh. Bởi, tư thế ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm “vùng kín” bị nóng lên
Để tránh những tác động nguy hại đến sức khỏe sinh sản, phái mạnh cần để ý đến nhiệt độ chỗ ngồi làm việc 
của mình. Nên thường xuyên đứng dậy đi lại sau mỗi giờ làm việc, nhanh chóng hạ nhiệt khi cảm thấy khu 
vực chỗ làm của mình đang trở nên quá nóng và đồng thời hãy lắng nghe chuyên gia chia sẻ về: 
Những tác hại không tưởng nếu bạn cứ ngồi lâu cả ngày

Nữ giới làm công việc chân tay nặng nhọc, vất vả

Mỗi lần sảy thai là một lần phụ nữ phải chịu những hậu quả, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nói chung 
cũng như xét riêng về chức năng sinh sản. Có những trường hợp, chị em vô sinh, hiếm muộn bởi những 
lần sảy thai trước đó để lại di chứng nghiêm trọng.Và công việc nặng nhọc từ lâu đã được biết đến là 
một yếu tố rủi ro không chỉ đối với tình trạng sảy thai tự nhiên mà còn khiến phụ nữ dễ có nguy cơ sinh non. 
Những công việc có tính chất như phải mang vác vật nặng, cơ thể phải uốn cong, nâng lên thường xuyên 
hoặc đứng làm việc liên tục 7 giờ/ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, đặc biệt là những 
phụ nữ từng có tiền sử sảy thai trước đó.Các nghề chân tay nặng nhọc, vất vả đối với phụ nữ: 
Làm việc tại công ty điện tử, bốc dỡ hàng hóa, công nhân xây dựng, bốc xếp, vận chuyển than đen thủ công, 
công nhân làm đường và 1 số nghề công nhân lao động phổ thông khác.

Nghề phải tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu

Những nam giới, nữ giới vì đặc thù công việc phải tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có nguy cơ
 cao khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy những tác động bất lợi của 
thuốc trừ sâu đến với chất lượng tinh trùng của nam giới. Một nhà máy sản xuất thuốc sát trùng của Mỹ 
tiến hành phân tích tinh dịch của 25 công nhân kết quả là: 9 người không có tinh trùng; 3 người tinh trùng 
loãng (xem thêm: tinh trùng loãng hay đặc là tốt?) và 13 người cho chất lượng tinh dịch bình thường. 
Thời gian bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu càng lâu, chất lượng tinh trùng càng giảm.
Những báo cáo nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu nên chức năng sinh sản của nữ giới không nhiều 
như nam giới nhưng kết quả rất đáng lo ngại. Những phụ nữ phải thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu có 
tỷ lệ cao sảy thai, dị tật bẩm sinh thai nhi, khó con con, vô sinh.Để phòng ngừa vô sinh, giảm thiểu tác hại 
của thuốc trừ sâu, người lao động cần sử dụng các biện pháp bảo hộ, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc 
trừ sâu. Vệ sinh tay chân, cơ thể sạch sẽ sau khi làm việc.
Ví dụ: Nghề phun thuốc trừ sâu thuê, Nghiền phụ gia để sản xuất phân NPK., nghề làm phân bón, nghề trồng 
chăm bón cây nông nghiệp và đa phần là nghề thuộc về nông nghiệp

Nghề tiếp xúc với kim loại nặng, hóa chất độc hại

Các hóa chất công nghiệp độc hại, kim loại nặng nhiều năm qua được biết đến về sự độc hại của nó đối 
với sức khỏe sinh sản con người. Nam giới tiếp xúc với kim loại nặng, hóa chất độc hại sẽ bị ảnh hưởng 
đến chất lượng tinh trùng, khả năng sinh tinh, trong khi đó nữ giới phải đối mặt với tác động tiêu cực 
như sảy thai, thai chết lưu, hiếm muộn, khó có con.Một cuộc khảo sát về quá trình làm việc ở 230 người
 đàn ông bị suy giảm khả năng sinh sản cho kết quả: 45% trong số họ đã từng tiếp xúc với chì, niken, 
kẽm, thuỷ ngân, và các hóa chất độc hại khác trong một khoảng thời gian dài. Trước khi tiếp xúc với 
các chất độc kể trên, một nửa số người đàn ông tiến hành khảo sát có chức năng sinh sản bình thường.
Kết quả một nghiên cứu khác được tiến hành trên 150 công nhân tiếp xúc với chì cho thấy, số lượng tinh trùng, 
hình thái và tỷ lệ sống của tinh trùng có liên quan mật thiết đến nồng độ chì trong huyết thanh:
·       Nồng độ chì trong máu cao hơn 53% microgram: số lượng tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ tinh trùng chết, 
nằm im tăng cao.

·       Nồng độ chì trong máu lớn hơn 74,5%: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng, hình thái bất thường là 68%.


·       Nồng độ chì trong máu bình thường: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng là 14 – 16%.


Do đó, những ai có đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với kim loại nặng, các hóa chất độc hại: 
tuyệt đối tuân thủ an toàn lao động, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc và tiếp xúc 
với các hóa chất độc hại, kim loại nặng.1 số nghề được kể đến như: Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất, 
Nghề vận hành khai thác (dầu, khí đốt và khoáng sản), Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất.
Hy vọng, những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về một số ngành nghề có nguy cơ cao gây vô 
sinh cho Nam và Nữ. Tỷ lệ vô sinh ở nước ta đang gia tăng nhanh chóng, do đó nếu bạn có những nghi ngờ 
về sức khỏe sinh sản của mình vui lòng liên hệ để được hỗ trợ chi tiết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhiều hơn:
Ms. Hằng – nhân viên tư vấn  24/24
Mobile: 0918.175.475

Văn phòng tại Hà Nội: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Số 19A Cộng Hoà P12 Quận Tân Bình

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không?




Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị tâm lý đúng cách thì chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vậy trầm cảm có chữa được không và bằng cách nào?

1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý...gây nên.
Ở phụ nữ sau sinh, nồng độ hormone trong cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, kéo theo nhiều sự thay đổi khác trong não bộ, sự thay đổi tâm trạng. Kết hợp với đó là tình trạng mẹ sau sinh thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi đủ sức, liên tục phải đối mặt với sự mệt mỏi, kiệt sức. Tất cả kết hợp tạo thành nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm sau sinh.
Các vấn đề về tâm lý thay đổi như sự thay đổi về trách triệm bản thân với con cái, gia đình, không nhận được sự quan tâm của người thân và gia đình... gây ra rối loạn cảm xúc, áp lực, không điều khiển được cảm xúc và hành động của bản thân. Một số trường hợp rơi vào trầm uất, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
trầm cảm sau sinh
Có nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

2. Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Phụ nữ sau sinh nếu có các biểu hiện sau cần nghĩ ngay đến tình trạng trầm cảm sau sinh:
  • Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
  • Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Giận dữ, mất kiểm soát.
  • Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

3. Trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh gây ra những hậu quả rất nặng nề cho sức khỏe, tâm lý của mẹ và con. Vậytrầm cảm có chữa được không?
Điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất. Trong đó có thể đề cập đến một số phương pháp như:

3.1. Tham vấn tâm lý

Mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học...Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.
Tư vấn tâm lý
Điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm

3.2. Thư giãn nhiều hơn

Kết hợp các biện pháp trị liệu như tập thể dục hàng ngày, thư giãn, thực hiện các sở thích, cho tiếp xúc với mọi người nhiều hơn... sẽ mang lại hiệu quả điều trị trầm cảm sau sinh tốt hơn.

3.3. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh cũng là một trong những cách hiệu quả để điều trị bệnh. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm sau sinh thường được các bác sĩ sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.4. Cho con bú nhiều hơn

Mẹ trầm cảm sau sinh nên cho con bú thường xuyên để hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cần dùng đến thuốc phải dừng cho con bú thì mẹ nên dừng cho con bú để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con.
Có thể nói, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.
Mọi chi tiết liên quan đến đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh, giá cả dịch vụ tại bệnh viện xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng tư vấn thông tin tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
👨‍⚕️👩‍⚕️👨‍⚕️ Liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:
☎️☎️ Mobile: 0918.175.475
🏥🏪 Địa chỉ:

Văn phòng tại Hà Nội: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Số 19A Cộng Hoà P12 Quận Tân Bình

#sinhcontheoýmuốn #sinhcontheoymuon #cáchđẻcontrai #cachsinhcontrai #cáchsinhcongáinhưý #sinhcontraitheoýmuốn #sinhcontraitheoymuon #sànlọcnhiễmsắcthể #loạibỏbấtthườngNST #singlemom #hotmom #mẹđơnthân #sinhconkhoẻmạnh

Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?

Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?
Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện trong 2 - 3 tháng đầu sau sinh với các biểu hiện như lo âu, buồn bã, mất ngủ, cáu giận...Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ngày càng nặng và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Trầm cảm sau sinh xuất hiện vào lúc nào?

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý phụ nữ có thể mắc phải sau khi sinh. Bệnh thường xuất hiện trong khoảng 2 - 3 tháng đầu, đặc biệt là 3 tuần đầu sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí đến vài năm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh mà còn tác động xấu đến con và các thành viên khác trong gia đình.

2. Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm khá mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, không phải đợi đến sau khi sinh mới có thể phát hiện bệnh vì ngay trong thai kỳ, các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh đã dần dần xuất hiện.
Những triệu chứng trong thai kỳ cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh:
  • Biểu hiện thường gặp nhất là lo lắng, sợ hãi, tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên cảm thấy buồn, vô vọng, dễ cáu giận, dễ khóc hơn
  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ ngày nhiều. Thói quen ăn uống thay đổi.
Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?
Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ ngày nhiều là dấu hiệu bệnh trầm cảm
  • Buồn nôn và nôn với cường độ cao, kéo dài
  • Xuất hiện những hành vi tăng động bất thường như xem thường lời dặn bác sĩ, không sử dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Hiếm gặp hơn là dấu hiệu rối loạn tâm thần như xuất hiện cơn hoang tưởng hoặc khởi đầu của bệnh tâm thần phân liệt, có thể xuất hiện cơn trầm uất vào các tháng cuối thai kỳ.
  • Có thể xuất hiện một số bệnh cảnh liên quan như biến chứng thai kỳ, tiền sản giật, viêm đa dây thần kinh.
Biểu hiện của trầm cảm sau khi sinh:
  • Sau khi sinh, các triệu chứng buồn rầu, lo âu, mất ngủ tiếp tục xuất hiện. Kèm theo đó là thái độ xa lánh, không muốn tiếp xúc với gia đình, bạn bè và cả con.
  • Cảm thấy bất lực, không đủ khả năng để bảo vệ con, không muốn gần gũi với con hay thậm chí có ý định làm hại con
  • Luôn cảm thấy có người muốn làm hại mình, thường có suy nghĩ muốn tự tử

3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ mà còn tác động xấu đến con và thành viên khác trong gia đình.
  • Đối với con: Đứa trẻ không được chăm sóc chu đáo hoặc thậm chí có nguy cơ bị giết do người mẹ bị hoang tưởng.
  • Đối với người mẹ: Luôn nghĩ đến việc tự tử, tỷ lệ này lên đến hơn 40%.
  • Đối với người thân: Phải luôn quan sát, canh chừng người mẹ và đứa bé dẫn đến tổn thời gian, bỏ bê công việc. Có trường hợp bị đánh, đâm bởi người mẹ hoang tưởng

4. Điều trị trầm cảm sau sinh

Để điều trị trầm cảm sau sinh, bên cạnh việc dùng thuốc thì các liệu pháp tâm lý cùng sự hỗ trợ từ gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?
Gia đình có vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm sau sinh

4.1 Điều trị không dùng thuốc

Các liệu pháp tâm lý tập trung vào chính người bệnh (insight-oriented psychotherapy) đóng vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm sau sinh. Người bệnh cần tin tưởng vào bản thân, kiên nhẫn, cố gắng để cải thiện từng ngày. Người bệnh có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn khoảng 1 lần/tuần. Người thân cần hỗ trợ, động viên người bệnh. Đảm bảo người bệnh uống thuốc đúng và đủ.

4.2 Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Một số thuốc điều trị trầm cảm sau sinh thường được sử dụng như: Fluoxetine, Sertraline, Venlafaxine. Các thuốc này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh mang lại hiệu quả và dung nạp tốt. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lo âu nặng, có thể phối hợp thêm Benzodiazepine. Thuốc điều trị trầm cảm có thể bài tiết qua sữa và sự bài tiết này khác nhau tùy từng loại thuốc. Fluoxetine và Sertraline có thể tiết qua sữa mẹ và gây biến chứng cho trẻ sơ sinh, nhưng khá hiếm gặp.
Mọi chi tiết liên quan đến đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh, giá cả dịch vụ tại bệnh viện xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng tư vấn thông tin tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
👨‍⚕️👩‍⚕️👨‍⚕️ Liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:
☎️☎️ Mobile: 0918.175.475
🏥🏪 Địa chỉ:

Văn phòng tại Hà Nội: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Số 19A Cộng Hoà P12 Quận Tân Bình

#sinhcontheoýmuốn #sinhcontheoymuon #cáchđẻcontrai #cachsinhcontrai #cáchsinhcongáinhưý #sinhcontraitheoýmuốn #sinhcontraitheoymuon #sànlọcnhiễmsắcthể #loạibỏbấtthườngNST #singlemom #hotmom #mẹđơnthân #sinhconkhoẻmạnh

Cha mẹ đơn thân: Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình

Cha mẹ đơn thân: Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình
Đối với cha mẹ đơn thân, việc nuôi con một mình có thể gặp phải nhiều trở ngại không nhỏ. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ nuôi con một mình vượt qua những khó khăn để nuôi dạy trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc.

1. Nuôi con một mình thường gặp phải nhiều trở ngại

Vì nhiều lý do khác nhau, cha hoặc mẹ của trẻ có thể đi đến quyết định chia tay người bạn đời và phải nhận trách nhiệm nuôi con một mình. Việc này đòi hỏi cha mẹ đơn thân nuôi con phải có nghị lực mạnh mẽ, ý chí vững vàng để bản thân có thể vừa làm mẹ vừa làm cha của đứa trẻ.
Một mình nuôi con không phải là điều đơn giản. Khi thiếu đi sự hỗ trợ của một trong hai người cha hoặc mẹ, trọng trách nuôi con ngày càng trở nên to lớn và vất vả hơn. Cha mẹ đơn thân phải một mình lo toan tất cả mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và phải đảm nhận công việc chăm sóc trẻ hàng ngày mà không có sự hỗ trợ từ người bạn đời.
Nuôi con một mình có thể gây ra nhiều áp lực, căng thẳng và mệt mỏi. Mặt khác, nhiều cha mẹ đơn thân không thể sắp xếp đủ thời gian và sức khỏe để có thể hỗ trợ con phát triển về mặt cảm xúc và uốn nắn hành vi của con, do đó những vấn đề tiêu cực về mặt tâm lý, hành vi của bé có thể nảy sinh.
Những gia đình đơn thân cũng thường có mức thu nhập thấp hơn và ít có cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Cha mẹ đơn thân vừa đi làm vừa chăm sóc con có thể gây ra sự mất cân bằng trong công việc và gia đình, dẫn đến khó khăn về mặt tài chính và cô lập về phương diện xã hội. Trẻ em lớn lên trong gia đình đơn thân cũng sẽ cảm thấy khiếm khuyết đi sự quan tâm chăm sóc từ người cha hoặc mẹ so với bạn bè đồng trang lứa.

2. Cách giảm căng thẳng khi phải nuôi con một mình

Mẹ con
Cha hoặc mẹ đơn thân có thể khen ngợi con, dành thời gian để chơi với con
Để giảm đi phần nào áp lực, cha mẹ đơn thân nuôi con một mình có thể tham khảo những cách thức sau đây:
  • Thể hiện tình yêu với con cái
 một mình nuôi con gặp nhiều khó khăn, nhưng bạn vẫn nên chú ý thể hiện tình cảm yêu thương đối với con. Theo đó, cha hoặc mẹ đơn thân có thể khen ngợi con, dành thời gian để chơi với con, đọc sách cho con nghe hoặc đơn giản là ngồi cạnh bên con để xóa nhòa sự cô đơn, thiếu vắng.
  • Tạo thói quen tốt cho con
Giúp con hình thành nên những thói quen tốt trong cuộc sống, ví dụ như đi ngủ đúng giờ, rửa tay trước khi ăn để tập cho bé nếp sống độc lập.
  • Tìm kiếm địa điểm hoặc dịch vụ chăm sóc trẻ em uy tín
Nếu quá bận bịu với công việc, cha mẹ đơn thân nên tìm một nơi giữ trẻ, hoặc tìm một người đáng tin cậy để hỗ trợ trông nom và chăm sóc cho trẻ. Tuy nhiên, nên thận trọng khi lựa chọn địa điểm và dịch vụ giữ trẻ, đảm bảo môi trường phát triển an toàn và lành mạnh cho con.
  • Giáo dục cho trẻ từ những điều nhỏ nhặt
Cha mẹ đơn thân nuôi con một mình nên giải thích những quy tắc cơ bản trong cuộc sống và dạy cho trẻ biết những việc nên và không nên làm. Ví dụ, bạn có thể dạy cho con biết phải lễ phép với người lớn, không nói dối và yêu cầu bé thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp với thầy cô giáo của con để có cách dạy nhất quán.
  • Đừng cảm thấy mặc cảm
Nuôi con một mình là một điều bất đắc dĩ chứ không phải là tội lỗi của cha mẹ. Do đó, nếu phải một mình nuôi con, đừng đổ lỗi cho bản thân hoặc con cái vì đã sinh ra trách nhiệm khiến bạn phải trở thành cha mẹ đơn thân.
  • Dành thời gian chăm sóc cho bản thân
Cha mẹ đơn thân ngoài bổn phận chăm sóc cho con thì cũng nên dành thời gian tự chăm sóc cho bản thân mình, chẳng hạn như tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn uống đầy đủ và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu không thể chăm con cả ngày, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ.
  • Nhận hỗ trợ từ xã hội
Cha hoặc mẹ nuôi con một mình không phải là trường hợp hiếm gặp. Hiện nay, có một số trung tâm, tổ chức tình nguyện hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, cha mẹ đơn thân có thể tham gia vào các hội, nhóm, cộng đồng để nhận được hỗ trợ từ các thành viên tham gia, hoặc đơn giản là sự đồng cảm từ các cha mẹ đơn thân khác. Cộng đồng tôn giáo, tổ chức xã hội tại địa phương cũng có thể là những nguồn hỗ trợ hữu ích cho bạn.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan
Nếu phải nuôi con một mình, cha mẹ đơn thân nên giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng đối phó với mọi thử thách hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên thành thật với con về những khó khăn đang gặp phải và xoa dịu rằng tình hình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, cha mẹ không nên nhận hết trách nhiệm của con lên bản thân mà nên cho trẻ chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của mình sao cho phù hợp với độ tuổi, thay vì cứ kỳ vọng con cái sẽ cư xử như là người trưởng thành.
Cha mẹ nuôi con một mình cần lưu ý, đa phần thanh thiếu niên lớn lên trong các gia đình đơn thân thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn, trong khi ý thức trách nhiệm lại thấp hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm bao gồm: Cảm thấy cô lập, định kiến từ xã hội; tâm trạng buồn bã, cô đơn; không cảm nhận được tình yêu thương; không thích vẻ ngoài của bản thân; cảm thấy cáu gắt; tâm lý tuyệt vọng. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ đơn thân cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến tương lai của trẻ về sau.
Biểu hiện bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Đa phần thanh thiếu niên lớn lên trong các gia đình đơn thân thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn

3. Thẳng thắn nói chuyện với con về tình trạng hôn nhân của bố mẹ

Nhiều cha mẹ đơn thân phải nuôi con một mình là do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm hôn nhân, dẫn đến ly dị hoặc ly thân. Trong trường hợp này, hãy thẳng thắn chia sẻ với con về tình trạng của cha mẹ nếu như trẻ đã có những hiểu biết nhất định về hôn nhân gia đình. Sau đó, nên cho con bộc lộ cảm xúc của mình và cố gắng trả lời tất cả thắc mắc của con một cách trung thực.
Dù trong bất kỳ tình huống nào, con cái cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Mà ngược lại, trẻ em trong gia đình đơn thân lại càng phải được yêu thương nhiều hơn để xoa dịu nỗi đau mất mát do thiếu vắng tình nghĩa từ bậc sinh thành.
Nếu cần thiết, cha mẹ đơn thân có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn, nhằm hỗ trợ bạn và con giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ đơn thân nên thường xuyên liên lạc và cho bé gặp mặt bố mình (và ngược lại) để cập nhật tình hình của con và cũng để giúp cho con cảm nhận được sự có mặt đầy đủ của cả bố và mẹ mình (rằng bé không phải là trẻ mồ côi cha hay mẹ). Như vậy, cả cha và mẹ của trẻ mặc dù có thể đã ly hôn, nhưng tốt nhất vẫn nên đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, đặc biệt trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ của cả bố và mẹ.

4. Thuyết phục con chấp nhận người cha / mẹ nuôi mới

Trên thực tế, không ít người tỏ ra khó chịu khi biết người bạn tình của mình đã có một mặt con. Tuy nhiên, nếu họ chấp nhận điều đó và chịu nhận trách nhiệm chăm sóc con cùng với bạn thì đó là một điều hết sức trân quý. Trong trường hợp này, cha mẹ đơn thân nên cân nhắc thật kỹ mối quan hệ tình cảm của mình trước khi giới thiệu với con về người cha mẹ nuôi mới.
Khi đã sẵn sàng nói với con, hãy giải thích và thuyết phục con bằng những phẩm chất tích cực từ người bạn đời mới và cách mà họ có thể bù đắp cho cuộc sống và tương lai sau này của gia đình. Tuy nhiên, con bạn cần thời gian để làm quen và trở nên thân thiết với cha mẹ nuôi, đồng thời cũng là người bạn đời mới của bạn. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên thẳng thắn nói rõ với con về tình trạng hôn nhân tan vỡ của mình, tránh để trẻ nhận lầm cha mẹ ruột.

5. Nuôi con một mình và sự nhận thức về giới tính của con

Một số cặp vợ chồng ly dị nhau, con cái có thể không bao giờ được gặp mặt cha hoặc mẹ của chúng. Trong trường hợp này, sự thiếu vắng hình mẫu của cha hoặc mẹ có thể dẫn đến sự thiếu vắng trong nhận thức của con về giới tính nam hoặc nữ, thậm chí trẻ có khả năng sẽ suy nghĩ sai lệch hoặc có định kiến không tốt về người khác giới. Để hạn chế điều này, cha mẹ đơn thân nuôi con một mình nên:
  • Giải thích sự khác nhau về giới tính và những đặc điểm tích cực ở giới tính còn lại, lấy ví dụ về người thân trong gia đình, họ hàng của con.
  • Tránh đưa ra những ý kiến chủ quan, trái chiều, khiến cho trẻ nhận thức sai lệch về giới tính.
  • Dẫn chứng cho con thấy, nam và nữ hoàn toàn có thể xây dựng mối quan hệ tình cảm tích cực, lâu dài cùng với nhau.
Nuôi con một mình là hành trình đầy tính thử thách và trách nhiệm mà chỉ có những bậc cha mẹ đơn thân là người trong cuộc mới có thể cảm thấu được. Tuy nhiên, bằng cách thể hiện tình yêu và sự trân trọng dành cho con, kết hợp với lối sống tích cực và trò chuyện với con một cách chân thành, con yêu của bạn sẽ phát triển vững vàng, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Mọi chi tiết liên quan đến đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh, giá cả dịch vụ tại bệnh viện xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng tư vấn thông tin tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
👨‍⚕️👩‍⚕️👨‍⚕️ Liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:
☎️☎️ Mobile: 0918.175.475
🏥🏪 Địa chỉ:

Văn phòng tại Hà Nội: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Số 19A Cộng Hoà P12 Quận Tân Bình

#sinhcontheoýmuốn #sinhcontheoymuon #cáchđẻcontrai #cachsinhcontrai #cáchsinhcongáinhưý #sinhcontraitheoýmuốn #sinhcontraitheoymuon #sànlọcnhiễmsắcthể #loạibỏbấtthườngNST #singlemom #hotmom #mẹđơnthân #sinhconkhoẻmạnh